Tắc tia sữa là một trong những nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ sau khi sinh nở. Nếu không được khám và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ phát triển và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Một trong những biểu hiện cho thấy tắc tia sữa đã trở nên nghiêm trọng hơn đó là bị tắc tia sữa có mủ.
1. Tắc tia sữa có mủ, tình trạng không thể xem thường
Tắc tia sữa có mủ là biểu hiện nặng hơn của tắc tia sữa. Sau khoảng 1 tuần kể từ khi sinh, nếu sản phụ không thể điều trị, khắc phục tình trạng tắc tia sữa sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa có mủ.
Mủ lẫn trong tia sữa có thể là:
– Sữa còn thừa ở mỗi lần bú. Do tia sữa ra ít, bé ti mẹ khó khăn nên sữa còn thừa dễ đọng lại ở núm vú. Nếu mẹ không chú ý vắt nốt sữa hoặc vệ sinh núm vú thì sẽ khiến cho sữa thừa bị oxy hóa, bị ôi, hỏng và làm cho tình trạng tắc tia sữa trở nên nặng hơn.
– Sữa thừa tạo thành cục cứng, gây tắc và viêm ống dẫn sữa, khiến bầu ngực căng đau. Lâu dần, viêm không được cải thiện sẽ tạo thành mủ và gây ra một vài phản ứng như sốt cao, mệt mỏi,…
Thực tế, các mẹ sinh con đầu lòng dễ tắc tia sữa có lẫn mủ hơn. Sau một tuần đầu, nếu tình trạng tắc tia sữa không được cải thiện sẽ dẫn tới tắc tia sữa có mủ. Các triệu chứng khi bị tắc tia sữa cũng trở nên nặng nề, nghiêm trọng hơn, gây khó chịu cho sản phụ. Thậm chí, tình trạng tắc tia sữa có mủ còn cho thấy sản phụ đang có nguy cơ cao đã bị áp xe vú.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tắc tia sữa có mủ? Cách nhận biết tắc tia sữa có mủ từ sớm
Để biết cách phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng tắc tia sữa có mủ, các mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân của tình trạng này. Đồng thời, biết cách nhận biết tắc tia sữa có mủ từ sớm cũng là một cách để nâng cao hiệu quả điều trị.
2.1. Nguyên nhân nào khiến sản phụ bị tắc tia sữa có mủ?
Cũng giống như tình trạng tắc tia sữa, tắc tia sữa có mủ thường xuất phát từ một vài nguyên nhân như:
– Mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có kinh nghiệm cho bé bú cũng như nặn, vắt sữa. Sữa thừa tồn đọng lâu ngày, bị hỏng, hóa mủ và khiến bầu vú sưng, căng, đau.
– Cho bé bú sai cách, khiến đầu ti bị tổn thương và bị viêm, hóa mủ.
– Mẹ không cho bé bú thường xuyên, sữa thừa đọng nhiều trong bầu ngực.
– Mẹ không vệ sinh bầu ngực cẩn thận trước và sau khi cho bé bú.
– Mẹ bị tiểu đường, chất lượng sữa bị ảnh hưởng gây ra tắc tia sữa có mủ.
2.2. Cách nhận biết bị tắc tia sữa có mủ từ sớm
Nhận biết tắc tia sữa có mủ từ sớm qua một vài dấu hiệu sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc khắc phục các vấn đề do tắc tia sữa gây ra. Đồng thời, nhận biết sớm, điều trị từ sớm càng nâng cao được khả năng cải thiện tình trạng này.
– Đầu núm vú của mẹ xuất hiện mủ trắng.
– Sữa có lẫn mủ, màu sữa hơi vàng.
– Bầu vú đau nhiều, nóng rát, căng tức hơn khi bị tắc tia sữa trong vài ngày đầu.
– Có biểu hiện sốt cao (trên 38 độ) kèm theo cảm giác ớn lạnh.
3. Tắc tia sữa có mủ gây nguy hiểm với sản phụ không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tắc tia sữa có mủ không quá nguy hiểm với các mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, sản phụ có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như:
– Nguy cơ biến chứng thành áp xe vú, khiến cho sữa càng khó được tiết ra hơn do tuyến sữa bị tổn thương, thậm chí có thể gây hoại tử bầu vú, tạo thành khối viêm mãn tính.
– Sản phụ thường xuyên bị đau, khó chịu bầu ngực, căng thẳng, mệt mỏi do sức khỏe kém, con quấy khóc, từ đó dẫn đến trầm cảm sau sinh.
– Gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như u xơ, u nang tuyến vú, thậm chí ảnh hưởng đến lần sinh đẻ sau.
Bên cạnh đó, bé sơ sinh khi ăn phải sữa có lẫn mủ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ phản ứng, kích ứng. Bởi vậy, khi sữa mẹ có lẫn mủ, trẻ ăn phải sẽ có hiện tượng nôn trớ, nặng hơn có thể dẫn tới tiêu chảy, ngộ độc. Tắc tia sữa, mẹ không cung cấp đủ lượng sữa mà bé cần, dẫn tới việc con bị suy dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển cả về trí tuệ và thể chất.
4. Những việc nên và không nên làm khi mẹ bị tắc tia sữa có lẫn mủ
Khi sản phụ xuất hiện tình trạng tắc tia sữa có mủ, cần chú ý một số điều nên và không nên làm. Cụ thể như sau.
4.1. Những việc mẹ nên làm khi bị tắc tia sữa, núm vú có mủ
Trong thời gian bị tắc tia sữa, sữa có mủ, các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến vùng bầu ngực của bản thân:
– Vệ sinh kỹ bầu ngực, đầu ti và chú ý xem có bất cứ tổn thương nào gây viêm, mưng mủ hay không.
– Nên uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào bữa ăn
– Thường xuyên massage vùng bầu ngực như hướng dẫn của các bác sĩ, điều dưỡng Sản khoa để kích thích thông tắc tia sữa.
– Các mẹ nên nặn hết sữa thừa ở núm vú để tránh sữa đọng lại, vón cục cứng, gây viêm, tắc nghiêm trọng hơn.
– Khi tình trạng tắc tia sữa có mủ kéo dài, khó cải thiện, mẹ cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện khám, điều trị với sự hướng dẫn của các bác sĩ.
4.2. Những việc mẹ không nên làm khi bị tắc tia sữa, tắc tia sữa có mủ
Bên cạnh những điều nên làm khi bị tắc tia sữa có mủ, các mẹ cũng sẽ được lưu ý về một số điều không nên làm:
– Không nên cho bé bú khi núm vú đang có mủ, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ.
– Không cố gắng nặn bóp bầu ngực để kích thích tiết sữa, tránh tổn thương, viêm nhiễm bầu vú, đặc biệt là đầu vú.
Tắc tia sữa có mủ là tình trạng mà các mẹ sau sinh sẽ phải đối mặt khi bị tắc tia sữa quá lâu ngày. Bởi vậy, các mẹ cần chú ý khám và điều trị sớm khi nhận thấy tình trạng tắc tia sữa quá 3 ngày sau sinh.
- Buồng trứng đa nang nguyên nhân gây hiếm muộn (16.07.2024)
- Đái tháo đường trong thai kỳ: Nguyên nhân và cách điều trị (23.01.2024)
- Double test sàng lọc dị tật thai nhi: Những điều cần biết (08.04.2024)
- Những điều cần biết về sàng lọc NIPT và chi phí sàng lọc NIPT (03.04.2024)
- Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không? (29.03.2024)
- Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì trước khi sinh? (30.11.2023)
- Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi? (07.11.2023)