Những điều cần biết về sinh mổ

Những điều cần biết về sinh mổ

Những điều cần biết về sinh mổ

Ngày đăng: 07:14 PM, 19/12/2021
Những điều cần biết về sinh mổ?

1. Sinh mổ là gì?

Sinh mổ hay mổ lấy thai là phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, rau và màng ối ra ngoài qua vết mổ ở bụng của sản phụ, thay thế cho hình thức sinh thường qua đường âm đạo.

2. Khi nào thì sinh mổ?

- Khi sản phụ cùng gia đình lựa chọn hình thức sinh mổ;

- Buộc phải sinh mổ vì lý do an toàn cho mẹ và bé hoặc cấp cứu: Thất bại trong bước chuyển dạ; mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba trở lên cần phải thực hiện sinh mổ; hoặc xuất hiện biến chứng bất ngờ như bị suy thai, rau bong non, đứt mạch máu màng rau...

3. Những ưu điểm của sinh mổ?

Mổ lấy thai được xem là phương pháp tối ưu trong những trường hợp mẹ không thể sinh thường qua đường âm đạo, hạn chế các tai biến cho bé (đã được bác sĩ tiên lượng trước) như: tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn…

Bên cạnh đó, mổ lấy thai làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé khi sinh qua ngã âm đạo như nhiễm Herpes simplex virus, viêm gan siêu vi B, C, HIV…

Đối với mẹ thì việc sinh mổ là giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn khi sinh đường âm đạo, giảm nguy cơ chảy máu mẹ trong một số trường hợp như rau tiền đạo, rau bong non, rau cài răng lược.

4. Có thể gặp biến chứng khi sinh mổ không?

Tương tự các ca phẫu thuật khác, mổ lấy thai cũng tiềm ẩn một số rủi ro, biến chứng. Tuy nhiên các biến chừng này rất hiếm xảy ra và có thể điều trị dễ dàng:

- Nhiễm trùng

- Mất máu

- Xuất hiện cục máu đông ở chân, cơ quan vùng chậu hoặc phổi

- Tổn thương ruột hoặc bàng quang

- Phản ứng với thuốc gây mê được sử dụng

- Sang chấn cho bé do lấy thai khó, ngôi không thuận lợi: ngôi ngược, ngôi ngang...

5. Sản phụ cần chuẩn bị gì cho ca sinh mổ?

Thông thường thai phụ sẽ phải nhịn ăn uống ít nhất 6 tiếng trước khi ca mổ bắt đầu. Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của thai phụ vẫn sẽ được đảm bảo nhờ dung dịch truyền vào cơ thể.

Thai phụ cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ vùng bụng dưới của mình để tránh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đặt một ống thông vào niệu đạo để dẫn lưu bàng quang. Thủ thuật này giúp làm trống bàng quang và làm giảm nguy cơ tổn thương bang quang trong quá trình phẫu thuật.

Sau đó thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi và chuẩn bị tinh thần cho ca mổ.

6. Chăm sóc sau sinh

- Tránh nằm ngửa: Khi nằm ngửa sẽ thấy đau hơn do tử cung co thắt, vì vậy nên nằm nghiêng và kê gối mềm sau lưng, giảm việc di động cơ thể, giúp đỡ đau hơn.

- Không nên ngủ quá nhiều: Nghỉ ngơi sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung, cần phải ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để tránh tắc ruột và các mạch máu.

- Tránh ăn thức ăn tanh, ăn quá no: Bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc tiêu hóa khó khăn và dễ bị táo bón, tăng khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi. Tránh các thức ăn cay nóng. Tránh thức ăn tanh vì nó sẽ ức chế ngưng sự tụ máu, khiến cho vết mổ lâu lành.

- Không nên làm việc sớm: Sản phụ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành, không nên làm việc sớm.

- Không để bị lạnh: Sản phụ sau sinh, thận khí bị suy nhược nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế không nên tắm rửa bằng nước lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nước ấm để lau sạch cơ thể, vệ sinh toàn thân bởi nếu để lâu ngày không tắm, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và còn có thể lây lan sang cả em bé như viêm miệng, tiêu chảy...

- Không nên dùng các thực phẩm có vị cay nóng như ớt, tiêu: Trong ớt có thành phần capsaicin tạo cảm giác nóng miệng, lưỡi cổ họng, kích thích dạ dày, làm nghiêm trọng thêm tình trạng viêm loét. Khi dùng nhiều tiêu có thể làm nặng tình trạng viêm loét dạ dày, táo bón.

- Không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia... vì nó có thể sẽ làm thay đổi mùi vị sữa, có thể khiến trẻ bị táo bón hoặc bỏ bú.

- Không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia...

- Không quan hệ sớm: Sản phụ sau sinh mổ không nên quan hệ sớm, thường thì nên kiêng từ 4-6 tuần để tử cung có thời gian để phục hồi.

- Trong giai đoạn lành vết mổ, không nên hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động tránh gây co mạch máu ở ngoại vi, giảm lượng máu đến vết mổ, giảm lượng oxy đến mô. Đối với các sản phụ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bị suy gan... thường thì các vết mổ sẽ rất khó lành.

Ngày nay, sự phát triển của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã giảm hẳn các tai biến cũng như thời gian hồi phục sau khi thực hiện mổ lấy thai.

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Minh Phương với nhiều năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Từ Dũ cũng như hợp tác cùng nhiều bệnh viện lớn như BV Pháp Việt, An Sinh, Đại học Y dược, An Đông, ... thực hiện hàng trăm ca sinh mổ mỗi năm sẽ giúp đưa ra tư vấn và chỉ định phù hợp với thể trạng của từng thai phụ.

Liên hệ ngay với Phòng khám Sản phụ khoa Bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh Phương để nhận được sự chăm sóc tận tình và chu đáo.

 

Chia sẻ: