Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Có khoảng 5-10% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Việc hiểu ra về nguyên nhân, triệu chứng có thể giúp sản phụ phát hiện sớm và điều trị hiệu quả chứng tăng huyết áp thai kỳ.
Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ hay còn gọi là huyết áp cao khi mang thai. Đây được hiểu là tình trạng sản phụ có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg.Tăng huyết áp có thể do nguyên nhân độc lập hoặc cũng có thể do nguyên nhân mang thai.
Sản phụ có thể bị tăng huyết áp trước khi mang thai. Hoặc tình trạng này sẽ nặng hơn khi mang thai. Thậm chí ở nhiều sản phụ, tăng huyết áp chỉ xuất hiện khi mang thai. Và đi kèm với nó là triệu chứng phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu). Đây chính là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ có tên là tiền sản giật – sản giật.
Huyết áp cao khi mang thai có thể là dấu hiệu tiền sản giật
Phân loại tăng huyết áp thai kỳ
Có thể chia tăng huyết áp thai kỳ thành các thể lâm sàng như sau:
- Tăng huyết áp mạn tính: xuất hiện trước thai kỳ hoặc trước tuần 20 của thai kỳ. Tình trạng này kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
- Tăng huyết áp thai kỳ: xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ. Và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.
- Tiền sản giật: tăng huyết áp xuất hiến sau tuần 20 với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
- Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp khi mang thai
Tình trạng cao huyết áp khi mang thai xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố tác động chính như:
- Chế độ ăn uống: Tiêu thụ lượng muối quá nhiều trong chế độ ăn uống có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, việc thiếu chế độ dinh dưỡng cân đối. Và không tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng cần thiết khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
- Hoạt động thể lực: Thiếu hoạt động thể lực, béo phì và tăng mức cholesterol trong máu. Điều này đều có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao khi mang thai.
- Tâm lý và căng thẳng: Tình trạng căng thẳng thần kinh và tâm lý không ổn định có thể tác động tiêu cực đến huyết áp của bà bầu.
- Tuổi: Sản phụ ở độ tuổi trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc tình trạng tăng huyết áp thai kỳ.
- Yếu tố di truyền: Nếu có lịch sử gia đình về tăng huyết áp hoặc preeclampsia, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu nặng (anemia) cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
- Mang thai đôi: Thai phụ mang thai đôi cũng có nguy cơ cao mắc tình trạng tăng huyết áp.
- Bệnh lý khác: Các bệnh lý như tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh về thận, bệnh tim mạch, và tiểu đường cũng có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.
Chế độ ăn quá nhiều muối có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp khi mang thai
Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ
Triệu chứng khi huyết áp thai kỳ tăng ở mỗi sản phụ là không giống nhau. Thậm chí có người còn không xuất hiện triệu chứng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám:
- Cao huyết áp
- Phù (sưng)
- Tăng cân đột ngột
- Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi
- Buồn nôn ói mửa
- Đau bụng bên phải hoặc đau thượng vị.
- Đi tiểu ít
- Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận.
Những biến chứng nguy hiểm khi tăng huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai dẫn tới nhiều nguy cơ khác nhau, gồm:
– Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Điều này làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai. Cũng có thể làm bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời.
– Nhau bong non: Nhau thai sớm tách khỏi tử cung. Nhau bong non có thể làm bé ngạt thở do thiếu oxy. Từ đó gây chảy máu cho mẹ.
– Sinh non.
– Tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ về sau: Những người mẹ bị tiền sản giật (với dấu hiệu huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20). Có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch sau sinh, dù huyết áp trở lại bình thường.
– Hội chứng HELLP: HELLP là biến chứng thai kỳ đặc trưng liên quan đến hiện tượng tan máu, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng. Nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Đây được xem là biến chứng của tiền sản giật.
Các triệu chứng liên quan đến HELLP bao gồm:
- Buồn nôn, nôn,
- Đau đầu,
- Đau bụng trên…
Vì hội chứng HELLP có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Vậy nên cần sự can thiệp khẩn cấp từ bác sĩ. Để làm giảm huyết áp và trong một số trường hợp, sản phụ có thể phải tiến hành sinh non.
Sinh non là một biến chứng nguy hiểm khi sản phụ bị cao huyết áp
Phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai
Tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, tình trạng này còn đe dọa đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Để đề phòng tăng huyết áp thai kỳ, sản phụ cần lưu ý những điều sau:
- Tránh mang thai, sinh nở khi tuổi đã cao;
- Phụ nữ thừa cân cần có kế hoạch giảm cân trước khi mang thai;
- Thực hiện chế độ ăn uống lành lạnh, ăn nhiều hoa quả, rau xanh,… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu đã mắc bệnh đái tháo đường, thai phụ cần kiểm soát tốt đường huyết trước và trong suốt quá trình mang thai;
- Tập thể dục thể thao điều độ trước và trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật cần vận động nhẹ nhàng. Không khuyến khích nằm tại giường trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin về tình trạng tăng huyết áp khi mang thai. Lưu ý rằng mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Và sẽ không thay thế cho chỉ định điều trị và dùng thuốc của bác sĩ.
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ cao huyết áp khi mang thai. Mẹ bầu cần gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn. Liên hệ hotline 0917 43 15 72 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Phòng khám SPK BS CKII. Nguyễn Ngọc Minh Phương
Địa chỉ: 37 Lâm Văn Bền , P. Tân Thuận Tây , Quận 7, TP HCM
Hotline: 0917431572
Website: www.bsphuongsanphukhoa.com
Tham khảo thêm bài viết khác: MẸ BẦU CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI SINH?
- Đái tháo đường trong thai kỳ: Nguyên nhân và cách điều trị (23.01.2024)
- Double test sàng lọc dị tật thai nhi: Những điều cần biết (08.04.2024)
- Những điều cần biết về sàng lọc NIPT và chi phí sàng lọc NIPT (03.04.2024)
- Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì trước khi sinh? (30.11.2023)
- Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi? (07.11.2023)
- Cách phòng tránh các bệnh phụ khoa (01.11.2023)
- Chị em phụ nữ đi khám phụ khoa cần lưu ý gì? (26.10.2023)